Đời SốngSức Khỏe

Phá vỡ sự kỳ thị văn hóa với bệnh nhân Alzheimer

Sự kỳ thị bệnh Alzheimer – nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở California – khiến nhiều cộng đồng không thể nhận được sự giúp đỡ.

Bộ Y Tế Công Cộng California (CDPH) đang triển khai Take on Alzheimer’s, chiến dịch mới nhằm giảm bớt sự kỳ thị bằng cách hướng dẫn người dân California cách phát hiện bệnh và những việc cần làm sau khi được chẩn đoán.

Tại cuộc họp giao ban về Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) mới đây, các chuyên gia về bệnh Alzheimer của CDPH và nhân viên cộng đồng trên toàn tiểu bang chia sẻ những gì họ học được về việc giải quyết những điều cấm kỵ xung quanh bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ liên quan trong các cộng đồng bao gồm người Latinh, người da đen, người AAPI và LGBT+.

advertisement

Điều trị bệnh Alzheimer

Bác Sĩ Lucía Abascal của CDPH cho biết căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người lớn từ 85 tuổi trở lên ở California, tiểu bang có mật độ người lớn tuổi đông nhất – “và khi dân số của chúng ta tiếp tục già đi, chúng tôi dự đoán con số này sẽ tăng lên. Các cộng đồng da màu có nhiều khả năng phát triển hơn. Ngay cả một căn bệnh phổ biến như vậy, sự chênh lệch lớn vẫn tồn tại,” bác sĩ nói.

Một báo cáo gần đây của CDPH cho thấy đến năm 2040, số người trưởng thành ở California mắc bệnh này sẽ tăng 127%, tương đương gần 1.6 triệu người.

Các bác sĩ tiếp tục tham gia chiến dịch chống bệnh Alzheimer trên toàn tiểu bang, nhằm mục đích “không chỉ nâng cao nhận thức rằng căn bệnh này là một vấn đề lớn và ngày càng nghiêm trọng hơn, mà còn thay đổi những nhận thức sai lầm xung quanh nó bằng cách hợp tác với các tổ chức cộng đồng trên toàn tiểu bang”.

Bác Sĩ Abascal nói thêm: “Căn bệnh này được chẩn đoán càng sớm thì càng có nhiều cánh cửa mở ra để chống lại các tác động của nó, nhưng nhiều người lo ngại bị kỳ thị. Bệnh Alzheimer không phải là lỗi của một người và cũng không phải là một phần bình thường của tuổi già. Đó là một căn bệnh và phải được điều trị bằng cách liên kết mọi người để được quan tâm. Chúng tôi không muốn cộng đồng phải đợi 10 năm mới nhận được sự trợ giúp mà họ có thể nhận được ngay bây giờ.”

(minh họa: Unsplash)

Sự kỳ thị của người Mỹ gốc Á

Bác Sĩ Dolores Gallagher Thompson, giáo sư danh dự Trường Y thuộc Đại học Stanford, cho biết: “Thường có rất nhiều căng thẳng liên quan đến việc chăm sóc trong cộng đồng người Hoa và người Việt, bởi vì những người chăm sóc – thường là con gái từ 40 đến 60 tuổi, bị kẹt giữa việc chăm sóc cha mẹ cũng như con cái của họ.”

advertisement

Bác Sĩ Thompson từng làm việc với những người chăm sóc người Á châu trong hơn 30 năm, cho biết: “Cảm giác chung của những người chăm sóc người châu Á là trầm cảm, một phần liên quan đến lòng hiếu thảo. Những người chăm sóc trẻ tuổi và trung niên có thể không hoàn toàn tán thành quan niệm truyền thống này, bởi vì nó liên quan đến xung đột trong việc đảm nhận nhiều vai trò… để điều trị cho những người mắc chứng mất trí nhớ,  bạn cần coi gia đình như một đơn vị, vì căn bệnh này ảnh hưởng đến tất cả mọi người.”

Bác sĩ tiếp tục: “Giáo dục gia đình rằng chứng mất trí nhớ là một tình trạng thần kinh, không phải tình trạng tâm thần, là điều quan trọng. Trong văn viết truyền thống của Trung Quốc, từ ‘mất trí nhớ’ đồng nghĩa với ‘điên,’ và sự quy kết này thường làm gia tăng kỳ thị. Để chống lại điều đó, chúng tôi dạy những người chăm sóc cách ứng phó với hành vi có vấn đề theo cách ít căng thẳng hơn cho mọi người liên quan và cách hòa nhập họ vào gia đình bằng cách tập trung vào những gì họ vẫn có thể làm – nếu họ không thể tự ăn cơm, rửa chén,… dưới sự giám sát.”

Thompson nói thêm: “Với cộng đồng người Việt, trải nghiệm duy nhất là liên quan đến chiến tranh. Điều này có thể khiến việc tìm kiếm và chăm sóc trở nên khó khăn hơn hiện tại và các chương trình của chúng tôi dành cho cộng đồng người Việt khuyến khích họ chia sẻ kinh nghiệm, cách họ đối phó và điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc chăm sóc người bệnh.”

Bác sĩ María Aranda, giáo sư về công tác xã hội và lão khoa của USC, đồng thời là giám đốc điều hành của Trường Công tác xã hội USC Suzanne Dworak-Peck, cho biết trong cộng đồng người Latinh, “kỳ thị vẫn tồn tại.”

“Mất trí nhớ thường là chủ đề không được đề cập trong cuộc trò chuyện vào bữa tối. Có sự kỳ thị của xã hội, nơi mà trí tuệ và khả năng cạnh tranh của mọi người phải trả giá đắt, cùng với nỗi sợ hãi cá nhân rằng người được chẩn đoán sẽ bị đối xử khác biệt,” bác sĩ nói.

(theo EMS – TN chuyển ngữ)

The post Phá vỡ sự kỳ thị văn hóa với bệnh nhân Alzheimer appeared first on Saigon Nhỏ.

 

Show More
Back to top button