Đời SốngVietnam

Trung Quốc chia rẽ Philippines và Việt Nam, Biển Đông năm 2024 sôi sục

Căng thẳng tiếp tục

Những tín hiệu từ đầu năm cho thấy năm 2024 sẽ là một năm đầy nóng bỏng đối với Biển Đông.

Chỉ mới đây thôi, Cảnh sát biển Philippines lại tiếp tục tố cáo hành vi đe doạ và cản trở ngư dân Philippines gần Bãi cạn Scarborough bởi các tàu Hải cảnh của Trung Quốc (1).

Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hồi tháng 1/2023 đã không dẫn đến sự tốt đẹp cho quan hệ của Bắc Kinh và Manila. Chỉ một tháng sau chuyến thăm cấp nhà nước này, đã xảy ra căng thẳng ở Biển Đông khi lực lượng hải cảnh Trung Quốc chiếu tia laser vào lực lượng Cảnh sát biển Philippines ngoài khơi Bãi Cỏ Mây (2).

advertisement

Tình hình trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt sau khi Manila công khai hành vi chèn ép của Bắc Kinh. Đã xảy ra sự cố hàng rào phao chắn nổi ở Bãi cạn Scarborough (3), mặc dù tâm điểm tập trung vào Bãi Cỏ Mây – nơi Trung Quốc và Philippines vẫn đang căng thẳng cho tới ngày hôm nay. Các lực lượng Trung Quốc đã quấy rối các nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế của Philippines tới tiền đồn ở bãi cạn này và phun vòi rồng vào các tàu Philippines – trường hợp đầu tiên được ghi nhận kể từ năm 2021 (4).

Năm vừa qua đã đánh dấu tình hình Biển Đông vô cùng căng thẳng không chỉ riêng giữa Bắc Kinh và Manila. Các quốc gia ASEAN khác như Indonesia, Malaysia và Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với việc tàu Trung Quốc thường xuyên xâm nhập Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Các chủ thể ngoài khu vực vẫn tiếp tục hiện diện ở Biển Đông. Nhật Bản đang thúc đẩy các liên kết quốc phòng và an ninh với Malaysia, Philippines và Việt Nam thông qua khuôn khổ “Viện trợ An ninh Nước ngoài” (OSA) mới (5). Mỹ đã nâng tầm quan hệ với Indonesia và Việt Nam lên “đối tác chiến lược toàn diện”. Australia và Mỹ bắt đầu tuần tra chung trên không và trên biển với Philippines ở Biển Đông.

Trong vòng một tháng, Hải quân Mỹ đã tiến hành ba hoạt động tự do hàng hải nhắm mục tiêu rõ ràng vào Bãi Cỏ Mây (6). Theo chuyên gia Colin Koh, Nghiên cứu viên cao cấp tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore thì điều đó có thể không ngăn chặn được các hành động của Bắc Kinh, nhưng nó có khả năng ngăn chặn các động thái leo thang tiếp theo chống lại Philippines do có nguy cơ kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) giữa Manila và Washington (7).

Một phi công kiểm tra lần cuối trên một chiếc trực thăng AW109 của Hải quân Philippines trên boong tàu USS Carl Vinson của Mỹ trong một diễn tập chung giữa hai nước ở Biển Đông hôm 4/1/2024. Hình: ARMED FORCES OF THE PHILIPPINES / AFP

ASEAN lên tiếng trước sự lo ngại

Khi thế giới chuẩn bị đón chào năm mới, bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Nam Á đã ra tuyên bố chung kêu gọi tất cả các quốc gia có yêu sách tranh chấp kiềm chế và theo đuổi một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên biển. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần đây, tổ chức khu vực này ra tuyên bố chung về tranh chấp ở Biển Đông. Trong một tuyên bố, 10 nhà lãnh đạo ngoại giao của khu vực cho biết: Chúng tôi quan ngại khi theo dõi sát sao những diễn biến gần đây ở biển Biển Đông mà có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực” (8).

Mặc dù không trực tiếp chỉ trích Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN, nhưng các nhà lãnh đạo ngoại giao khu vực vẫn nhấn mạnh cam kết duy trì sự ổn định trong vùng biển của chúng ta”. Cách nói này bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh rằng các tranh chấp trên biển chỉ là mối quan ngại song phương giữa các bên tranh chấp và tình hình trên Biển Đông vẫn ổn định. (9)

Báo Philippines vạch trần hành động của Bắc Kinh

Ngày 19/1/2024, Tờ báo Philstar của Philippines đã công bố một phóng sự điều tra, theo đó, đã vạch trần hành động “ném đá giấu tay” nhằm vu vạ cho Việt Nam để chia rẽ Philippines và Việt Nam. (10)

advertisement

Bái báo đã cho biết: “Các phóng viên Philippines và một chuyên gia hàng hải nổi tiếng đã nhận được một loạt tin nhắn từ các nguồn không xác định vào năm 2023 nhằm chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi hành động của tàu Trung Quốc ở Biển Tây Philippines sang hoạt động được cho là “quân sự hóa” của Việt Nam ở đó.” (11)

Người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines Jay Tarriela nói với các thượng nghị sĩ vào tháng 9 rằng một số nhà báo đã thông báo cho ông về các email cố gắng chuyển hướng sự chú ý của người Philippines (ở đó) thay vì tập trung vào các hành động hung hăng của Trung Quốc, họ đang chuyển hướng sang Việt Nam”.

Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2023, hai tài khoản đã gửi email cho hai nhà báo Philippines về cơ sở hạ tầng quốc phòng được cho là mà Việt Nam dự định xây dựng trên đảo Trường Sa. Cả hai cá nhân đều nhấn mạnh mối đe dọa được cho là của Việt Nam đối với chủ quyền của Philippines và hứa sẽ cung cấp thêm thông tin khi liên hệ thêm.

Dựa trên nghiên cứu của Philstar.com, một Domingo Cortes” nào đó đã gửi ít nhất hai email giống hệt nhau từ tuần cuối cùng của tháng 7 đến tuần đầu tiên của tháng 8, tuyên bố cótài liệu mật của Quân đội Việt Nam về kế hoạch xây dựng của VN trên quần đảo Trường Sa bị chiếm đóng”. .”

Cortes cũng tự giới thiệu mình là “một người Philippines (sic) quan tâm đến chủ quyền hàng hải của đất nước tôi nhưng phải giấu tên vì lý do an toàn (sic).” (12)

Kết luận

Năm 2024 sẽ là một năm đầy sóng gió cho Biển Đông, những hành động hung hăng, đe doạ và quấy rối các quốc gia ASEAN trên khu vực Biển Đông của Trung Quốc vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra.

Đặc biệt sự căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc sẽ không dễ dàng giảm nhiệt, do cả hai bên đều muốn đạt được mục đích của mình. Thêm nữa, quốc gia nắm quyền Chủ tịch luân phiên ASEAN lần này là Lào – Một quốc gia không có biển và đang chìm sâu vào bẫy nợ nạn của Trung Quốc.

Các hoạt động tình báo gây ảnh hưởng, tung tin giả làm nhiễu loạn và chia rẽ các nước ASEAN như Philstar khám phá sẽ tiếp tục được tiến hành. Chính vì vậy, các quốc gia ASEAN khu vực Biển Đông bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam cần đoàn kết với nhau để có thể bảo vệ vùng biển của mình trước sự đe doạ ngày càng lớn từ Bắc Kinh.

________

Tham khảo: 

1. https://x.com/inquirerdotnet/status/1749019057586921964?s=20

2. https://apnews.com/article/politics-philippines-government-manila-china-8ee5459dcac872b14a49c4a428029259

3. https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-condemns-chinese-floating-barrier-south-china-sea-2023-09-24/

4. https://www.theguardian.com/world/2023/aug/06/philippines-accuses-china-of-water-cannon-attack-in-spratly-islands

5. https://www.csis.org/blogs/new-perspectives-asia/japans-latest-chapter-military-cooperation-official-security-alliance

6. https://www.eastasiaforum.org/2024/01/18/muscle-and-mediation-set-to-continue-in-the-south-china-sea/

7. https://www.eastasiaforum.org/2024/01/18/muscle-and-mediation-set-to-continue-in-the-south-china-sea/

8. https://www.reuters.com/world/asia-pacific/asean-foreign-ministers-express-concern-over-south-china-sea-tensions-2023-12-30/#:~:text=”We closely follow with concern,a statement , opens new tab.

9. https://www.mfa.gov.cn/eng/zxxx_662805/202307/t20230719_11115019.html#:~:text=Wang Yi said that the,countries to express meaningless concerns.

10. https://www.philstar.com/headlines/2024/01/19/2327000/influence-ops-target-journalists-expert-china-vessels-patrol-west-philippine-sea

11. https://www.philstar.com/headlines/2024/01/19/2327000/influence-ops-target-journalists-expert-china-vessels-patrol-west-philippine-sea

12. https://www.philstar.com/headlines/2024/01/19/2327000/influence-ops-target-journalists-expert-china-vessels-patrol-west-philippine-sea

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

* Tác giả Hà Lệ Chi là một nhà nghiên cứu độc lập, đã tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế ở Úc. Hà Lệ Chi đã có thời gian làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam. hiện tác giả đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. 

 

Tin từ RFA Read More

Show More
Back to top button