Vietnam

Chuyện Đông Lào: Huyền thoại ngủ yên

1.

Dù hãng tin AP cho biết “không tìm thấy bằng chứng xác đáng” để có thể thay đổi tác quyền bức ảnh “Em bé Napalm” của nhiếp ảnh gia Nick Út, nhưng mới đây World Press Photo nói họ ngừng ghi nhận Nick Út là tác giả bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố như thế sau một cuộc điều tra, cho rằng bức ảnh này có thể do một người khác chụp.

advertisement

Cuộc điều tra của World Press Photo được tiến hành sau khi phim tài liệu “The Stringer” (Người Kéo Dây) công chiếu vào đầu năm, cho rằng “Em bé Napalm” – một trong những bức ảnh tiêu biểu của thế kỷ 20, được chụp bởi một người có tên Nguyễn Thành Nghệ.

Mặc dù vậy, World Press Photo nói rằng có khả năng tác giả thực sự của bức ảnh sẽ không bao giờ được xác định rõ ràng, và quyết định đình chỉ ghi nhận Nick Út là tác giả bức ảnh sẽ có hiệu lực tới khi có bằng chứng khác.

Thiết nghĩ, dù tác giả thực sự của bức ảnh là Nick Út đi nữa, thì vẫn phải nói rằng bức ảnh đó đã ít nhiều gây thiệt hại cho sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa. Cho nên chẳng hay ho gì khi nhắc lại bức ảnh đó.

Và cũng chẳng hay ho gì khi nhắc lại cái tên Nick Út, kẻ đã làm tổn hại hình ảnh của Việt Nam Cộng Hòa.

2.

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc tròn 50 năm. Tới giờ này, nhà cầm quyền VN vẫn thích nói những từ “hòa hợp, hòa giải” (HHHG), thể như đã quen mồm, không nói không chịu được.

Sau đây là ý kiến của một số vị quan tâm tới tình hình đất nước :

-Theo tôi, chuyện HHHG chỉ là ngụy biện và không cần thiết, vì 50 năm qua đã chứng minh là không thể có được chuyện HHHG giữa người cộng sản và người quốc gia chống cộng. Khi nào đất nước VN không còn CS, thực sự có tự do, dân chủ thì lịch sử sẽ được viết lại trung thực, sự thật sẽ được phơi bày.

advertisement

-Tôi đồng ý với ông Lý Quang Diệu khi ông cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam bị giam cầm trong ý thức hệ CS. Chính vì ý thức hệ này mà việc HHHG trở nên bất khả thi về phía “Bên Thắng Cuộc.”

-Ngày nào chính quyền Hà Nội còn sử dụng những từ “Chống Mỹ cứu nước,” “giải phóng miền Nam”… thì ngày đó vẫn chưa có HHHG!

3.

Anh Năm bảo anh Tư:

-Lada, huyền thoại ô tô Nga muốn quay lại Việt Nam. Liệu nó có chọi lại xe Hàn, xe Nhật, thậm chí cả xe Tàu, ở xứ ta không?

-Nga ngố thiết kế xe chán bỏ xừ. Chỉ được cái ít hỏng hóc.

-Xe Nga thuộc diện nồi đồng cối đá nhưng uống xăng chẳng xe nào bằng. 30 triệu thì tớ mua, còn cao hơn thì dẹp.

-Xe Lada nghe nói rất ít hỏng hóc là tại vì chả có cái gì để hỏng cả. Đơn giản như củ khoai lang.

-Mấy ông yêu Liên Xô bảo Lada là thương hiệu một thời để nhớ. Nhưng nhớ thì cứ nhớ, mà xài thì không xài. Quê một cục.

-Chắc tụi Nga ngố tưởng dân Đông Lào cũng nghĩ như họ nên không quan tâm tới tiện nghi, tính thẩm mỹ và mức tiêu thụ nhiên liệu.

-Xe Nga thị trường nội địa không cạnh tranh được với xe Tàu thì làm gì có đất sống ở thị trường Việt Nam.

-Ông cậu tớ ngày xưa từng lái Lada, bảo vô lăng của nó như vô lăng công nông. Đóng cửa xe không khéo là rụng cửa. Xe còn kêu cút kít khá vui tai!

-Chắc ông cậu nói quá. Nhưng chắc là đúng nếu bảo Lada chỉ hợp vùng nông thôn. Mấy con trâu, con bò thấy là phải nể.

-Tốt nhất là huyền thoại nên ngủ yên. Cái tên Lada gợi nhớ một thời Liên Xô cũ. Liên Xô đã chết ngoẻo thì Lada cũng nên an giấc ngàn thu!

The post Chuyện Đông Lào: Huyền thoại ngủ yên appeared first on Saigon Nhỏ.

 

Show More
Back to top button