Sức Khỏe

Buồn ngủ giữa ban ngày, nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe tâm thần

Cảm thấy buồn ngủ giữa ban ngày ban mặt, trời còn sáng trưng, có thể là dấu hiệu của nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.

Một nghiên cứu thần kinh gần đây nêu bật mối liên hệ tiềm ẩn giữa tình trạng buồn ngủ khi trời còn sáng tăng lên và sự phát triển của chứng mất trí ở phụ nữ lớn tuổi. Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm phụ nữ ở độ tuổi tám mươi cho thấy những người bị buồn ngủ ban ngày tăng đáng kể trong khoảng thời gian năm năm có nguy cơ mắc chứng mất trí gấp đôi.

Bác Sĩ Yue Leng, một nhà khoa học đến từ University of California, San Francisco và tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh vai trò cơ bản của giấc ngủ đối với sức khỏe nhận thức. Bà tuyên bố giấc ngủ tạo điều kiện cho não bộ được nghỉ ngơi và trẻ hóa – yếu tố rất quan trọng để có chức năng nhận thức tối ưu, như tư duy sáng suốt và duy trì trí nhớ. Tuy nhiên, bà cũng chỉ ra hiểu biết hạn chế về mối quan hệ động giữa những thay đổi về giấc ngủ, suy giảm nhận thức và nguy cơ mắc chứng mất trí sau này ở tuổi già.

advertisement

Nghiên cứu này có 733 phụ nữ tham gia, với độ tuổi trung bình là 83, theo dõi các kiểu nhận thức và giấc ngủ của họ trong năm năm. Khi bắt đầu, không người nào biểu hiện dấu hiệu suy giảm nhận thức nhẹ hoặc chứng mất trí. Trong thời gian nghiên cứu, 164 người tham dự, chiếm 22% nhóm, bị suy giảm nhận thức nhẹ, trong khi 93 người tham gia, hay 13%, được chẩn đoán mắc chứng mất trí.

Để đánh giá chính xác các kiểu ngủ, các nhà nghiên cứu sử dụng các thiết bị đeo cổ tay để theo dõi thời lượng, chất lượng giấc ngủ và các kiểu nhịp sinh học trong ba ngày vào cả thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu kéo dài năm năm. Phân tích các số liệu về giấc ngủ này dẫn đến việc xác định ba nhóm kiểu ngủ riêng biệt trong số những người tham gia: những người có kiểu ngủ ổn định, những người có thời lượng ngủ đêm giảm và những người ngủ nhiều.

Khi các nhà nghiên cứu liên hệ những thay đổi về kiểu ngủ này với nguy cơ mắc chứng mất trí, họ quan sát thấy tỷ lệ phát triển chứng mất trí khác nhau giữa các nhóm. Cụ thể, trong nhóm có giấc ngủ ổn định, 8% người tham gia (25 người), mắc chứng hay quên. Trong nhóm có thời lượng ngủ đêm giảm, tỷ lệ này là 15%, với 39 người tham gia mắc chứng mất trí. Đáng chú ý, nhóm ngủ nhiều có tỷ lệ cao nhất, với 19% (29 người), mắc chứng hay quên.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn, chẳng hạn như tuổi tác, trình độ học vấn, chủng tộc và các tình trạng sức khỏe hiện có như bệnh tiểu đường và huyết áp cao, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những phụ nữ trong nhóm ngủ nhiều có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao gấp đôi so với những người trong nhóm ngủ ổn định. Ngược lại, không tìm thấy mối tương quan đáng kể nào giữa những người có thời lượng ngủ đêm giảm và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Bác Sĩ Leng nhấn mạnh sự thay đổi đáng kể trong các kiểu ngủ được quan sát thấy trong suốt thời gian nghiên cứu kéo dài năm năm, đặc biệt ở những phụ nữ ở độ tuổi tám mươi. Bà đề xuất các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét toàn diện mọi khía cạnh của kiểu ngủ hàng ngày để hiểu rõ hơn mối quan hệ của những kiểu ngủ này với nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Một hạn chế mà các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nhóm những cá nhân tham gia nghiên cứu chủ yếu là người da trắng, điều này hạn chế khả năng khái quát hóa các phát hiện đối với các nhóm dân số đa dạng hơn.

Mặc dù nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa kiểu ngủ và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, nhưng nó cũng chứng tỏ tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ này.

Hiệp hội Alzheimer khuyến nghị một số chiến lược, như duy trì hoạt động thể chất để cải thiện lưu lượng máu não và chức năng nhận thức, tham gia các hoạt động kích thích trí óc như đọc sách, giải câu đố, giao lưu xã hội, kiểm soát các tình trạng sức khỏe như huyết áp, cholesterol và tiểu đường và hạn chế uống rượu. Những điều chỉnh lối sống này góp phần vào sức khỏe nhận thức tổng thể và có khả năng làm giảm nguy cơ mắc chứng hay quên.

advertisement

The post Buồn ngủ giữa ban ngày, nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe tâm thần appeared first on Saigon Nhỏ.

 

Show More
Back to top button