Đời SốngVietnam

Tham nhũng “lan tràn” trong lĩnh vực thể thao!

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai mới đây ký ban hành Kết luận 70 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong tình hình mới. Theo đó, ngoài yêu cầu minh bạch và thường xuyên thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực thể dục, thể thao, Bộ Chính trị yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này.

Tham nhũng, ăn chặn tràn lan?

Trước khi Kết luận 70 được ban hành, một số lùm xùm liên quan việc ăn chặn tiền của vận động viên được đăng tải trên truyền thông nhà nước, như câu chuyện của vận động viên môn thể dục dụng cụ Phạm Như Phương ở Hà Nội vào đầu năm nay. Sau khi tuyên bố giải nghệ, vận động viên này cho báo chí biết, từ nhiều năm qua, mỗi tấm huy chương cô giành được phải nộp lại 10% tiền thưởng cho huấn luyện viên của mình. Vụ việc đang chờ xử lý theo yêu cầu của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Hay trước đó, vào đầu tháng 10 năm 2023, báo chí Nhà nước có các bài tìm hiểu về bữa ăn nghèo nàn của các vận động viên bóng bàn trẻ Việt Nam, và nghi ngờ bữa ăn đã bị cắt xén so với tiêu chuẩn 320.000 đồng/ngày từ ngân sách nhà nước. Các vận động viên cho biết, họ phải thường xuyên tự đi mua đồ ăn thêm mới đủ sức tập. Cục Thể dục thể thao cho hay vẫn đang tiếp tục xác minh. Sau khi có đầy đủ thông tin, cục sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

advertisement

Ngành thể thao, cũng như các ngành khác, chịu chung một vấn đề mà cơ chế chính trị và quản lý hành chính đang mắc phải đó là tham nhũng tràn lan. Cán bộ muốn có một nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống gia đình nhưng mức lương cơ bản mà họ nhận được lại quá thấp. Mức lương cơ bản quá thấp buộc họ phải nghĩ đến những cơ hội khác nhau để kiếm thêm thu nhập, và một trong các cách đó là tham nhũng. – Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ

Theo Nghị định 152/2018 của Chính phủ, mức lương trung bình của một huấn luyện viên đội tuyển quốc gia vào khoảng 13 triệu đồng/tháng. Huấn luyện viên đội trẻ quốc gia được hưởng khoảng 10 triệu đồng/tháng. Mức lương trung bình của một vận động viên đội tuyển quốc gia khoảng 7-8 triệu đồng/tháng.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ nêu nhận định của ông với RFA về chuyện tham nhũng, ăn chặn đã bị phát hiện trong lĩnh vực thể thao:

“Ngành thể thao, cũng như các ngành khác, chịu chung một vấn đề mà cơ chế chính trị và quản lý hành chính đang mắc phải đó là tham nhũng tràn lan. Cán bộ muốn có một nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống gia đình nhưng mức lương cơ bản mà họ nhận được lại quá thấp. Mức lương cơ bản quá thấp buộc họ phải nghĩ đến những cơ hội khác nhau để kiếm thêm thu nhập, và một trong các cách đó là tham nhũng.

Một vấn đề khác nữa đó là cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ, rõ ràng, và chưa chuyên nghiệp, dẫn đến việc nhập nhằng trong việc phân chia tiền thưởng giữa vận động viên và huấn luyện viên dẫn đến chỗ tạo ra những khoảng xám để cho việc tham nhũng có cơ hội xuất hiện. Việc có quá nhiều trường hợp tham nhũng vặt ở mọi cấp độ trong khi đó các cơ quan chống tham nhũng quá ít và quá yếu đã khiến tham nhũng trở thành một điều bình thường trong xã hội và cơ chế. Và khi mà mọi người đều ngầm hiểu đó là một điều bình thường thì khó mà dẹp được nó triệt để trong cơ chế hiện nay.”

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ kết luận, khi tham nhũng đã trở thành một điều hiển nhiên và phổ biến trong chế độ, việc giới lãnh đạo cộng sản tuyên truyền chống tham nhũng chỉ là chiêu bài mị dân vì nếu chống tham nhũng triệt để thì còn đâu cán bộ mà điều hành bộ máy.

Chuyện huấn luyện viên ăn chặn tiền không phải bây giờ mới xảy ra, mà từ năm 2012, ba tay đua xe đạp Quân khu 7 là Trần Văn Quyền, Nguyễn Huỳnh Phú Lộc và Lê Hữu Phước đã tố cáo huấn luyện viên của họ là ông Vũ Minh Chiến ăn chặn tiền và đánh vận động viên. Trả lời báo chí lúc đó, Phó Giám đốc Trung tâm TDTT Quốc phòng 2 Trần Ngọc Trương Phúc khẳng định: “Huấn luyện viên Vũ Minh Chiến có thể cư xử không hợp lý nên dẫn đến hiểu lầm chứ không hề có chuyện ăn chặn tiền vận động viên…”.

Vận động viên Nguyễn Thị Bùi vui mừng sau khi giành huy chương vàng ở nội dung 110m vượt rào nữ tại SEA Games 31 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội vào ngày 16 tháng 5 năm 2022. AFP

advertisement

Bà Hồng Lan, có con trai từng tham gia đội tuyển bóng đá ở Sài Gòn, nói với RFA hôm 15 tháng 2 năm 2024:

“Tham nhũng, ăn chặn là cơ chế của chế độ cộng sản này rồi. Đã là cơ chế thì nó len lỏi được vào tất cả các ngành nghề. Nhưng ở những ngành nghề gì mà còn được nhà nước bao cấp thì nó kinh khủng. Chẳng hạn như thể thao, bưu chính, viễn thông, điện lực, nước, truyền hình, truyền thông… tất tần tật.

Thể thao bây giờ đang ở trong cơ chế mới mở cửa, có nghĩa là việc nuôi vận động viên là thuộc đầu tư của nhà nước. Nhưng gần đây quốc tế cũng quan tâm các hoạt động văn hóa, thể thao của Việt Nam, xã hội cũng thay đổi nên người ta trân trọng những vận động viên, nghệ sĩ mang hình ảnh, giá trị của một quốc gia, cho nên các doanh nghiệp họ tài trợ và thưởng cho vận động viên nhiều.”

Nói đến “lò của ông Trọng”, bà Lan kết luận: “Lò thì phải có củi. Đốt càng to thì củi càng to, thế thôi. Sau này họ thừa nhận tham nhũng là cơ chế của chế độ thì nó hết đốt. Những người đi bắt cũng ăn hối lộ không kém nhưng chưa bị lộ thôi”.

Cần phương thuốc “đắng” để chống tham nhũng

Sáng ngày 3 tháng 1 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 với chủ đề “Phát huy vai trò động lực của Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với sự phát triển bền vững đất nước”. Báo cáo có đoạn viết, năm 2023, đoàn thể thao Việt Nam đã giành thành tích xuất sắc, dẫn đầu toàn đoàn, vượt chỉ tiêu đề ra tại SEA Games 32 được tổ chức tại Campuchia với tổng cộng 136 huy chương vàng; hoàn thành chỉ tiêu ASIAD 19 tại Trung Quốc với 3 huy chương vàng; đội tuyển bóng đã nữ quốc gia lần đầu tiên giành quyền tham dự World Cup.

Tôi thực sự chẳng thấy có gì đáng ngạc nhiên trước tin này. Những quan chức tham nhũng này bao gồm từ anh công an giao thông đến ngay cả những người trong Bộ Chính trị. Tham nhũng đã là một căn bệnh ung thư và chỉ chờ chết. Việt Nam cần phải thay đổi thể chế chính trị ngay. Tự do, dân chủ và pháp trị sẽ là phương thuốc đắng cho Việt Nam, đắng nhưng dã tật! – Luật sư Vũ Đức Khanh

Theo tố cáo của vận động viên môn thể dục dụng cụ Phạm Như Phương, cứ mỗi huy chương họ giành được phải chia cho huấn luyện viên 10% tiền thưởng. Luật sư Vũ Đức Khanh nói với RFA quan điểm của ông:

“Tham nhũng là quốc nạn” và đây là điều ông Nông Đức Mạnh đã nói vào năm 1994 khi còn là Chủ tịch Quốc hội. Hơn 30 năm qua, tham nhũng chỉ ngày càng trầm trọng thêm, không hề suy giảm, lan rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống người dân. Không có gì mà quan chức chính quyền không nhũng nhiễu để bòn rút, cướp bóc, bóc lột của cải của đất nước và người dân.

Tôi thực sự chẳng thấy có gì đáng ngạc nhiên trước tin này. Những quan chức tham nhũng này bao gồm từ anh công an giao thông đến ngay cả những người trong Bộ Chính trị. Tham nhũng đã là một căn bệnh ung thư và chỉ chờ chết. Việt Nam cần phải thay đổi thể chế chính trị ngay. Tự do, dân chủ và pháp trị sẽ là phương thuốc đắng cho Việt Nam, đắng nhưng dã tật!”

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2018, mức thưởng với vận động viên đạt thành tích SEA Games 32 như sau: Huy chương vàng: 45 triệu đồng; Huy chương bạc: 25 triệu đồng; Huy chương đồng: 20 triệu đồng. Trường hợp vận động viên phá kỷ lục thành tích tại SEA Games 32 thì sẽ được thưởng thêm 20 triệu đồng.

Tin từ RFA Read More

Show More
Back to top button