Vietnam

Việt Nam bị tố cáo cùng Bắc Kinh hại chết một vị Lạt Ma ở Sài Gòn

Giới ủng hộ văn hóa Tây Tạng truyền thừa và Phật giáo không bị thao túng bởi Trung Cộng đang sửng sốt trước chết của một nhà lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng, hiện chưa rõ là do ai gây ra, nhưng nhục thể của của ngài được giữ tại bệnh viện Vinmec, Sài Gòn.

Ngài Tulku Hungkar Dorje, sinh năm 1969, một vị lạt ma danh tiếng trong học thuật, cũng như có những công việc xã hội được yêu mến ở nhiều quốc gia, đến Việt Nam từ giữa năm trước để tránh sự sách nhiễu của công an Trung Cộng. Sau khi ngài đến Việt Nam, Tháng Tám 2024, chính phủ Trung Quốc tuyên bố là ngài đã mất tích trong các vùng đất mà chính quyền này kiểm soát. Các báo cáo mâu thuẫn sau đó liên tục xuất hiện, cuối cùng tin tức cho biết cho thấy Hungkar Dorje đã im lặng đi ra nước ngoài sau một giai đoạn bị công an Trung Quốc cô lập.

(HDorje.org)

Vị Lạt ma Tây Tạng bất đồng chính kiến đến Việt Nam và chết bí ẩn

advertisement

Ngày 2 Tháng Tư năm 2025, Trung Cộng đã thông báo cho bảy hoặc tám nhân vật chính, bao gồm các quan chức tu viện của Tu viện Lung Ngon, rằng Tulku Hungkar Dorje đã chết mà không cho biết lý do là gì. Các quan chức này cũg không đưa ra lời giải thích nào về nơi anh ta chết, và thi hài cũng bị chính quyền canh giữ, không cho mang đi về Tây Tạng. Hiện các bản tin và lời bàn về cái chết bất thường của ngài Tulku Hungkar Dorje cũng đang bị công an Trung Quốc kiểm duyệt, ngăn cấm.

Danh hiệuTulku của vị Lạt ma Hungkar Dorje, là một danh hiệu được kính trọng, vì nó đánh dấu rằng ngài đã tái sinh ở kiếp này theo ước nguyện, và được chứng thực. Tulku Hungkar Dorje Trụ trì của Tu viện Lung Ngon ở Hạt Gade, quận tự trị Golok Tây Tạng, Tây Tạng, đã qua đời. Từ nhiều năm nay, Trung Cộng vẫn kiểm soát toàn bộ các sinh hoạt tôn giáo của Tây Tạng bằng tu sĩ đã tha hóa, cũng như bằng bạo lực nhưng rất nhiều chùa, tu viện… nhưng vẫn không triệt tiêu được hết những vị Lạt ma lỗi lạc và chủ trương với một quan điểm sống – bảo vệ với văn hóa và tôn giáo Tây tạng.

Cũng tương tự nhiên Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất ở Việt Nam sau 1975, rất sinh hoạt độc lập và không muốn bị lệ thuộc vào chính quyền cũng luôn bị theo dõi và đàn áp.

Năm 2024, đã có báo cáo rằng Tulku Hungkar Dorje đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ vì quan điểm không thuận theo chính quyền Trung Cộng. Các nguồn tin trong giới tôn giáo độc lập Tây Tạng tiết lộ  năm 2024, ngài  Hungkar Dorje đã từ chối không tổ chức một buổi tiếp tân trịnh trọng, phù hợp cho Gyaltsen Norbu (một chức sắc Lạt ma được chính phủ Trung Quốc bổ nhiệm) khi ông này đến thăm vào năm ngoái. Bên cạnh đó, Tulku Hungkar Dorje cũng bị làm khó dễ vì không báo cáo cho chính quyền việc thành lập các tu viện và trường học, bên cạnh đó ông còn bày tỏ sự ủng hộ quyền của người Tây Tạng nghèo và dễ bị tổn thương trong sự cai trị của Trung Cộng.

Tulku Hungkar Dorje là con trai của Tulku Pema Tumpo nổi tiếng. Năm 2004, ông đã thành lập Quỹ từ thiện Tsongon Gesar và tích cực tham gia vào việc bảo tồn văn hóa Gesar. Với sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Chính phủ Tỉnh Golok vào năm 2007, ông đã thành lập Trường Trung học Dạy nghề Quốc gia Hungkar Dorje, nơi phục vụ hàng năm khoảng 1.000 học sinh và giáo viên. Ông cũng thành lập khoảng 14 trường tiểu học và trung học cung cấp giáo dục miễn phí cho hàng ngàn trẻ em từ các vùng nông thôn và du mục của Tây Tạng. Ngoài ra, ông đã xây dựng nhiều tu viện và các viện trưởng, đóng góp đáng kể cho việc bảo tồn và hồi sinh tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ của Tây Tạng đã dẫn đến các cáo buộc chính trị khác nhau từ chính quyền Trung Quốc.

Ngài Tulku Hungkar Dorje được tôn kính ở cả bên trong và bên ngoài Tây Tạng. Sau thông báo về cái chết của anh ấy, một trong những tu sinh của ngàu đã công khai viết trên WeChat: “Sự ra đi bất ngờ của thầy, giống như một cái móc trong trái tim tôi. Xin hãy giữ con trong tâm trí của thầy, Lạt ma đáng kính của con”.

Đang có lời kêu gọi của nhiều tổ chức trên thế giới rằng Việt Nam phải làm rõ trách nhiệm của mình trong việc để một vị Lạt ma danh tiếng chết bất minh ngay trong thành phố Sài Gòn, chỉ trước ít lâu lễ Vesak mà Việt Nam đăng cai tổ chức.

advertisement

Cái chết của vị Lạt Ma Tây Tạng, gợi nhớ cái chết của HT Thích Thiện Minh

Sau năm 1975, ngoài việc tìm ra các nguyên cớ để hủy diệt Giáo Hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, nhà nước Bắc Việt còn vu cáo thêm nhiều tội như là các vị hòa thượng đã tàng trữ vũ khí và chuẩn bị để lật đổ chế độ. Vì đây là vu cáo, cho nên nhiều vị hòa thượng đã bị bắt và đánh đập để ép nhận tội. Hòa thượng Thích Thiện Minh là một trong những ví dụ. Ngài đã chấp nhận bị tra tấn đến chết chứ không hủy diệt giáo hội của minh qua một cái cớ ngụy tạo của chính quyền cộng sản.

HT Thích Thiện Minh sinh năm 1921, mất ngày 17 Tháng Mười 1978 ở Trại tù Hàm Tân. Cũng tương tự như trường hợp Lạt Ma Tulku Hungkar Dorje, sau khi gây ra cái chết cho HT Thích Thiện Minh, công an CSVN đã thông báo cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGTN) rằng ngài đã qua đời vì xuất huyết não. Nhưng các thầy trong PGTN lúc đó không được tiếp cận thi thể và cũng không xem được biên bản khám nghiệm tử thi.

Viết về cái chết của HT Thích Thiện Minh, trong thư gửi ra hải ngoại, Hòa Thượng Thích Trí Thủ đã viết: “…Thầy Thiện Minh đã qua đời một cách hắc ám tối tăm trong cơ cực, tin cho bà con biết. Khi thầy nằm xuống, không một thân nhân ở đó. Khi được tin thì cũng chỉ được quyền ngó mặt rồi họ giục về cho họ đi chôn.  Muốn ở lại thêm họ cũng không cho (…)”. Nhưng cho đến nay vẫn chưa ai biết là Thượng Tọa đã bị tra tấn cho đến chết ngay ở Sàigòn, tại Trại X4 (ở đường Nguyễn Trãi, SG) là trại thẩm vấn (hiểu là tra tấn) và tạm giam trước khi phân phối qua các nhà tù hay trại tập trung. Cộng sản đã chở xác Thượng Tọa ra Hàm Tân để đánh lạc hướng biểu tình của Phật tử ở Sàigòn đang sôi động sau những ngày Thượng Tọa bị bắt”.

Câu chuyện tưởng chừng như mãi mãi chìm vào bóng tối cho đến khi ông Lê Xuân Thuấn, nguyên là một cán bộ công an làm việc tại Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Nội vụ của CSVN, không chịu đựng nổi sự thống trị nghiệt ngã dã man và vô cùng sảo quyệt của cộng sản, đã vượt biên tìm tự do. Trong thời gian công tác, ông Thuấn chính là người đã chứng kiến những sự kiện liên quan đến cái chết của HT Thích Thiện Minh từ đầu đến cuối. Ông Thuấn là người đã viết ra những tường trình chi tiết để tố cáo tội ác này của CSVN.

Nay so sánh cách thức và thủ đoạn của Trung Cộng đối với ngài Tulku Hungkar Dorje, thì bất cứ ai cũng có thể nhìn ra được thủ đoạn này là cùng một sách với CSVN, về sự tàn bạo và chiêu trò, mà qua thời gian có khác đi chỉ là phủ thêm các cách thức tinh vi mà thôi.

The post Việt Nam bị tố cáo cùng Bắc Kinh hại chết một vị Lạt Ma ở Sài Gòn appeared first on Saigon Nhỏ.

 

Show More
Back to top button