
Cuộc tháo chạy của nhà sản xuất xe hơi Việt Nam VinFast đang diễn ra ở khắp nơi, lần lượt từ Úc, Mỹ và nay là Châu Âu. Việc im lặng từ bỏ chiến lược bán hàng trực tiếp và đóng cửa các showroom ở các châu lục, đã cho thấy hồi kết của công ty, dù trước đó đã có nhiều tuyên bố đột phá đầy kiêu hãnh.
Vinfast, công ty sản xuất Việt Nam, vốn để cho báo chí trong nước “đẩy”, tự coi mình là đối thủ của Tesla, vừa từ bỏ thêm việc bán hàng trực tiếp ở châu Âu. Theo truyền thông Đức Elektroauto News, qua tài liệu nội bộ rò rỉ vào ngày 2 Tháng Năm 2025, VinFast đã quyết định lặng lẽ đóng cửa tất cả các showroom và trung tâm dịch vụ tại châu Âu từ ngày 9 Tháng Năm, trong đó có 4 showroom tại Pháp. Trước đó, các showroom ở Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng bởi thất bại chiến lược chung của Vinfast.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thương hiệu Vinfast biến mất ngay lập tức ở châu Âu. Công ty này nói sẽ chuyển từ bán hàng trực tiếp (như Tesla) sang mạng lưới đại lý truyền thống hơn, dĩ nhiên, sẽ khó thuyết phục khách hàng hơn. Một số ít người mua xe Vinfast đã nhận được hàng, thì từ nay có thể thực hiện bảo trì trong mạng lưới Norauto, nhưng phạm vi bảo hành không dễ dàng nữa.
Vẫn theo nói quen không nói thật, phía những nhà quản lý hãng xe Vinfast lại có những phản ứng chạy chữa như: ‘VinFast hiện muốn chuyển sang mô hình phân phối đại lý nhượng quyền tại Đức và Hà Lan để nâng cao khả năng hỗ trợ khách hàng, mở rộng khả năng phục vụ và định vị công ty để thành công lâu dài tại thị trường châu Âu. Sự thay đổi chiến lược này trong mô hình bán hàng và dịch vụ của chúng tôi phản ánh cam kết được củng cố đối với các hoạt động của chúng tôi ở châu Âu; Nó cho phép chúng tôi cung cấp cho khách hàng quyền tiếp cận mặt hàng tốt hơn. Điều này phù hợp với chiến lược mà chúng tôi khởi xướng trên toàn cầu vào cuối năm 2023 và ra mắt trong nước, cụ thể là chuyển đổi từ mô hình DTC (Bán hàng trực tiếp) sang mạng lưới phân phối đại lý nhượng quyền.”
Nhưng có thể thấy VinFast đóng cửa… trước khi công ty này thực sự mở rộng được hệ thống bán hàng.
Chính thức, phía Vinfast giải thích rằng họ muốn áp dụng mô hình phân phối gián tiếp, thông qua các đối tác địa phương. Nói cách khác: Vinfast sẽ giao chìa khóa cho các đại lý bên thứ ba, thay vì phải trả tiền thuê và lương của nhân viên bán hàng, những người không bán được nhiều vào lúc này. Việc duy trì các showroom riêng đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của Phạm Nhật Vượng, người đàn ông được coi là giàu nhất Việt Nam, và có những dấu hiệu không được xuất cảnh ra nước ngoài trong khoảng hơn 2 năm nay.
Kể từ đầu năm, VinFast chỉ đăng ký 6 mẫu xe (3 VF8 và 3 VF6) cho 4 điểm bán tại Pháp. Năm 2024, tổng số xe chào bán là 100, hơn 80% trong số đó sẽ là xe trình diễn. Ở quy mô toàn châu Âu, nó cũng không sáng sủa hơn, với 65 xe được đăng ký trong quý đầu tiên của năm 2025.
Do đó, cách diễn giải của Vinfast lúc này được coi là cách nói thanh lịch cho việc nghỉ hưu của một thương hiệu ngày càng không thuyết phục. Cụ thể, việc sa thải nhân viên của các showroom châu Âu này rất rõ ràng, và người ta có thể tự hỏi liệu văn phòng đại diện của Vinfast Châu Âu rồi sẽ đóng cửa và được quản lý từ Việt Nam hay không.
Thương hiệu xe hơi non trẻ Việt Nam bị đánh giá là có đôi mắt to hơn bụng. Đây là hình ảnh rõ ràng nhất để giải thích chiến lược quốc tế của công ty. VinFast đã nhảy thẳng vào thị trường Mỹ và châu Âu, ngoài thị trường nội địa, thậm chí ngay khi chưa hoàn thiện chiếc xe đầu tiên của mình. Chi phí nhanh chóng chồng chất mà rồi dẫn đến những bất cập. Cuối cùng, tham vọng quảng bá một sản phẩm được hậu thuẫn tầm nhà nước sụp đổ, và những nghi ngờ về khả năng thật tăng lên.
Cuộc ra mắt đầu tiên của Mỹ đã suýt gặp thảm họa, với một mẫu xe hoàn thiện kém xa so với lời hứa của thương hiệu, điều này được nhìn như kiểu quảng bá, lấy uy tín từ xa để nhằm bán được hàng ở trong nước. Vì vậy, thương hiệu Vinfast thậm chí tránh ra mắt báo chí VF8 của mình một cách chính thức ở châu Âu: họ thích trả tiền cho những người có ảnh hưởng để chạy thử, lên youtube quảng bá thương hiệu. Dĩ nhiên, cách làm này nhằm tránh những câu hỏi khó trực tiếp. Và nếu chơi đòn quảng bá qua các tay chạy thử, bỏ lên youtube hay facebook, thì sẽ tránh được tai tiếng, vốn rất khó để bán.
Đưa hàng ra triển lãm ngay cả trước khi có các hàng sản xuất thật, đó là một chiến lược có thể được mô tả là quá thời gian: quá nhanh, quá sớm. VinFast muốn chạy trước khi họ có thể đi bộ. Bây giờ thì công ty thích chơi thủ thuật này, đang phải trả một cái giá đắt, và đó là một điều đáng tiếc cho họ.
Với quyết định mới này, hơn bao giờ hết đang ở châu Âu, cùng những bất ổn về kinh tế và quy định thuế má, xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp chắc khó cho thương hiệu Vinfast gượng lại. Tập đoàn này đang được nhìn thấy đổi chiến lược, là tăng trưởng tại Việt Nam và mở rộng quốc tế tại các thị trường Đông Nam Á, nơi dễ dàng chinh phục hơn. Đáng lẽ là những gì họ nên làm ngay từ đầu, thay vì từ chập chững, đã kiêu ngạo tuyên bố trở thành người dẫn đầu về xe điện ở châu Âu và Mỹ.
The post VinFast đóng cửa, tháo chạy ở nhiều quốc gia appeared first on Saigon Nhỏ.