Tâm Lý

Dấu hiệu của người vừa hướng nội vừa hướng ngoại

Đôi khi bạn phân vân tự hỏi không biết mình là người hướng ngoại hay hướng nội.

Nhiều người liên kết hướng ngoại với tính cởi mở và hướng nội với tính nhút nhát, tuy nhiên vẫn còn nhiều loại tính cách khác nữa. Theo Heather Duncan, cố vấn chuyên nghiệp tại Thriveworks ở Lynchburg, Virginia thì điều đó còn phụ thuộc vào cách chúng ta tìm thấy sự thoải mái của mình.

Nếu sự riêng tư hoặc thời gian cho bản thân giúp nạp lại năng lượng, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể hướng nội hơn. Nếu bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng khi ở cạnh mọi người, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có xu hướng hướng ngoại hơn.

advertisement

Thực tế có rất ít người thực sự thuộc nhóm hướng ngoại hoặc thực sự thuộc nhóm hướng nội. Thay vào đó, Duncan cho biết hầu hết mọi người đều thấy mình ở đâu đó trên quang phổ hướng nội – hướng ngoại hoặc kết hợp cả hai.

Nếu bạn không hẳn là người hướng ngoại nhưng cũng không hoàn toàn là người hướng nội, bạn có thể được gọi là “người hướng nội hướng ngoại.”

Những hành vi và thói quen phổ biến ở những người hướng nội hướng ngoại và cách những người trong nhóm này có thể chăm sóc bản thân tốt nhất về mặt tinh thần và cảm xúc như thế nào?

-Họ không buồn khi các kế hoạch bị hủy bỏ
Mặc dù việc hủy bỏ các kế hoạch như vào một buổi tối mưa thường khiến nhiều người thất vọng, nhưng đối với một người hướng nội hướng ngoại, việc hủy bỏ các kế hoạch sẽ giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Tóm lại, họ rất vui khi được đi ra ngoài, nhưng cũng thực sự vui hơn khi được ở nhà, làm gì đó một mình hay với gia đình và cảm thấy thoải mái hơn.

-Họ thích giao lưu, nhưng lại kén chọn loại sự kiện mình sẽ tham dự

Trong khi những người hướng ngoại có thể chấp nhận bất kỳ lời mời giao lưu nào họ nhận được, thì những người hướng nội hướng ngoại lại không như vậy, những người có một số nhu cầu giao lưu cụ thể. Những người hướng nội hướng ngoại thường đồng ý tham gia các sự kiện có quy mô nhỏ hoặc sự kiện có mục đích cụ thể.

-Họ thích những cuộc trò chuyện sâu sắc
Nói về những điều lớn lao như bài học cuộc sống hay nỗi lo lắng sâu sắc nhất của ai đó không phải là điều phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những chủ đề sâu sắc là kiểu trò chuyện mà người hướng nội hướng ngoại thường hướng tới.

advertisement

Họ thực sự có xu hướng thích những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn là những câu chuyện phiếm. Một người hướng nội hướng ngoại có thể thấy mình đang tụ tập với một vài người tại một bữa tiệc và nói về những chủ đề sâu sắc hơn thay vì đi khắp phòng và nói chuyện với mọi người.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không thể nói chuyện phiếm. Họ có thể rất giỏi trò chuyện phiếm vì họ hiểu rằng nói chuyện phiếm có thể dẫn đến cuộc trò chuyện sâu sắc và chân thực hơn. Họ có xu hướng cần thời gian ở một mình để nạp lại năng lượng sau khi tụ tập cùng bạn bè.

-Họ cần thời gian để nạp lại năng lượng sau các hoạt động xã hội
Những người hướng ngoại được biết đến là có nguồn năng lượng xã hội dường như vô tận, nhưng một người hướng nội hướng ngoại cần thời gian để nạp lại năng lượng sau những buổi tụ tập xã hội.

Một người hướng nội hướng ngoại sẽ không phải là người giữ cho bữa tiệc luôn sôi động. Thay vào đó, họ sẽ về nhà khi cần thời gian riêng để hồi phục.

-Họ có những mối quan hệ sâu sắc, không phải là một nhóm bạn hời hợt
Những người hướng nội hướng ngoại có xu hướng có mối quan hệ sâu sắc với bạn bè và gia đình thay vì một nhóm người quen.

Những người hướng nội nhưng hướng ngoại có thể sẽ kén chọn trong việc lựa chọn những người để có mối quan hệ sâu sắc, vì họ nghĩ không phải ai cũng đáng để tiêu tốn thời gian xã giao hay chỉ để làm quen với những người mới. Một người hướng nội hướng ngoại có thể thích giao lưu, nhưng thà ở một mình còn hơn tham gia vào một tương tác không thỏa mãn.

-Và có thể họ đã từng bị nhầm là người hướng ngoại
Theo các chuyên gia, người hướng nội nhưng hướng ngoại thường bị nhầm là người hướng ngoại thuần túy. Điều này là do những người hướng nội hướng ngoại thường năng động trong các hoạt động xã hội, thích tụ tập và có thể dễ dàng nói chuyện với người khác. Chỉ là chúng ta không nhìn thấy họ trong thời gian hồi phục, vì họ ở một mình vào những lúc này.

Là người hướng nội nhưng hướng ngoại, có một số điều quan trọng bạn có thể làm để chăm sóc sức khỏe tinh thần và cảm xúc của mình.

-Hãy để ý đến cảm xúc của mình

Thông thường, “pin” của một người hướng nội hướng ngoại là hữu hạn, chú ý đến sự cân bằng giữa những tương tác xã hội và nhu cầu nghỉ ngơi của bạn.

Lưu ý rằng nếu bạn nhận thấy mình đang căng thẳng hoặc quá tải, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mất cân bằng và cần nạp lại năng lượng.

Cảm giác quá tải cũng có thể có nghĩa là bạn cần đặt ra ranh giới về thời gian của mình. Bạn có thể nói không với điều gì đó ngay cả khi bạn bè của bạn hào hứng về nó, hoặc đề xuất điều gì đó phù hợp với bạn hơn.

-Tạo khoảng thời gian đệm giữa các sự kiện giao lưu. Nếu bạn có kế hoạch vào thứ Năm và Thứ bảy, đừng đồng ý đi dự tiệc tối vào thứ Sáu. Thay vào đó, hãy sử dụng thời gian một mình để làm điều gì đó bạn thích hoặc chỉ nghỉ ngơi.

(theo Huffpost)

The post Dấu hiệu của người vừa hướng nội vừa hướng ngoại appeared first on Saigon Nhỏ.

Show More
Back to top button