Đời SốngSức Khỏe

Kiếng đeo mắt: Một ổ vi trùng!

Những người phải mang kiếng, dù là kiếng đeo hay kiếng áp tròng đều cần phải cẩn thận hơn trong việc bảo vệ sức khỏe “cửa sổ tâm hồn” của mình.

Một cuộc thử nghiệm sử dụng một công cụ để lấy mẫu vi sinh bề mặt (swab test) trên một cặp kiếng của một nhà thầu từ Leightons Opticians ở Anh Quốc tiết lộ rằng chiếc kiếng mà nhiều người dùng hàng ngày là nơi sinh sôi nhiều loại vi khuẩn gây hại và thậm chí gây tử vong.

Cuộc thử nghiệm xác định được sáu loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm một số loại có nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Những loại này bao gồm dấu vết của Escherichia coli (E.coli), Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens, Bacillus cereus, Pseudomonas aeruginosa và Faecal streptococci.

advertisement

Kiki Soteri, bác sĩ nhãn khoa trị liệu và Trưởng Phòng Dịch Vụ Lâm Sàng tại Leightons Opticians bình luận về những phát hiện này: “Kết quả xét nghiệm thực tế rất đáng chú ý. Mặc dù một số vi khuẩn có trên kiếng là bình thường, nhưng sự đa dạng được tìm thấy trên cặp kiếng này chứng minh rất rõ ràng rằng mọi người có thể chủ động hơn trong việc vệ sinh kiếng mắt. Một điều đáng chú ý, E. coli, pseudomonas và staphylococcus aureus có nguy cơ gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm tình trạng viêm và nhiễm trùng được phép phát triển gần mắt.”

Vi khuẩn tìm thấy trên kiếng là nguyên nhân gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau, trong đó có E. coli, trong khi nhiều chủng loại vô hại, một số làm ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác.

Theo WHO, trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi, nhưng một số bệnh có khả năng đe dọa tính mạng, bao gồm hội chứng tan máu tăng urê, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao niên.

Các chuyên gia về mắt cũng cảnh báo về mối nguy hiểm của Staphylococcus aureus, một loại vi khuẩn làm viêm mí mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi và lẹo mắt. Những tình trạng này dẫn đến các vấn đề lâu dài về độ ẩm và sự thoải mái của mắt.

Tuy nhiên, rủi ro về sức khỏe không dừng lại ở đây, ví dụ, bạn không nên xem thường vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn này được tìm thấy tự nhiên trên thực vật, chẳng hạn như trong đất và nước, và là nguyên nhân phổ biến làm nhiễm trùng mắt ở những người đeo kiếng áp tròng hoặc những người bị thương ở mắt.
Clostridium perfringens là một loại vi khuẩn khác cần cảnh giác và thường liên quan đến ngộ độc thực phẩm, gây ra đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa và sốt. Ngoài ra, vi khuẩn bacillus cereus cũng được biết đến là lý do gây ra hai loại ngộ độc thực phẩm, với các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Một điều nữa không kém phần quan trọng, mọi người cần lưu ý đến liên cầu khuẩn phân, vì mặc dù không phải lúc nào cũng gây bệnh trực tiếp, nhưng đi kèm với nó là sự hiện diện của vi khuẩn coliform phân.

Kiki Soteri nhấn mạnh: “Mẫu swab test của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng về vai trò của việc vệ sinh kiếng thường xuyên. Mặc dù không có quy tắc chung nào, nhưng dựa trên nghiên cứu, mọi người nên vệ sinh kiếng ít nhất một lần mỗi ngày. Một nghiên cứu được công bố bởi PLoS One phát hiện ra rằng ngay cả sau 1 ngày, kiếng vẫn tích tụ lượng vi khuẩn đáng kể, đặc biệt là trên sống mũi và tai.”

Soteri cho biết thêm, đối với những người làm việc trong môi trường hoặc nghề nghiệp có nguy cơ cao, việc vệ sinh thường xuyên hơn là cần thiết. Ngoài ra, một cuộc khảo sát gần đây về những người đeo kiếng cho thấy trong số 70% người rửa kiếng hàng ngày, chỉ có 63% người sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp. Không chỉ về tần suất, mà còn về việc sử dụng đúng phương pháp để tiêu diệt và giảm vi khuẩn hiệu quả.

Kiki gợi ý cho mọi người cách vệ sinh kiếng như sau:
-Rửa tay đúng cách (20 giây bằng xà bông, theo CDC).
-Rửa sạch kiếng bằng nước ở nhiệt độ cơ thể. Tránh dùng nước nóng vì sẽ làm hỏng lớp phủ của tròng kiếng.
-Đổ một lượng nhỏ nước rửa kiếng lên gọng kiếng và tròng kiếng. Trừ trường hợp bạn được khuyến cáo cụ thể rằng vật liệu gọng kiếng và tròng kiếng không tương thích với chất tẩy rửa cụ thể.
-Chà nhẹ cả hai mặt của tròng và gọng kiếng để loại bỏ lớp dầu trên kiếng.
-Chà nhẹ các phần của gọng kiếng nằm trên mũi và sau tai.
-Rửa sạch kiếng bằng nước có nhiệt độ cơ thể.
-Lau khô gọng và tròng kiếng bằng vải mềm hoặc vải sợi nhỏ.

advertisement

The post Kiếng đeo mắt: Một ổ vi trùng! appeared first on Saigon Nhỏ.

 

Show More
Back to top button