Đời SốngSức Khỏe

Ngủ sớm, dậy sớm kém thông minh hơn ‘cú đêm?’

Trong khi một số người đi ngủ sớm và cảm thấy tỉnh táo hơn vào buổi sáng thì không ít người khác lại thích làm việc, học tập vào đêm khuya.

Cơ thể mỗi người đều chạy theo một chiếc đồng hồ bên trong, được quyết định bởi cả di truyền và môi trường. Do sự kết hợp độc đáo giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài, đồng hồ sinh học của mỗi cá nhân đều hoạt động hơi khác nhau một chút.

Lịch trình cứng nhắc 8 tiếng làm việc một ngày có xu hướng khuyến khích nhiều người dậy sớm, đặc biệt là khi họ cần phải ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, khi có cơ hội ngủ, cú đêm (người thức khuya) có thể nhạy bén hơn về mặt nhận thức.

advertisement

Trong một thử nghiệm mới được công bố trên tạp chí BMJ Public Health, các nhà nghiên cứu từ Imperial College London kiểm tra dữ liệu giấc ngủ của hơn 26,000 người đểtìm ra liên hệ giữa cách ngủ và khả năng nhận thức của họ.

Dữ liệu được lấy từ UK Biobank, một cơ sở dữ liệu y sinh điều tra những đóng góp tương ứng của di truyền và môi trường đối với sự phát triển của các bệnh khác nhau.

Đối với tất cả những người tham gia, ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm là tối ưu cho chức năng nhận thức, bao gồm các bài kiểm tra về trí nhớ, lý luận và xử lý thông tin. Ngủ ít hơn khoảng thời gian này có tác động bất lợi rõ ràng đến chức năng não của những người tham gia, nhưng đó không phải là tất cả.

ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm là tối ưu cho chức năng nhận thức, bao gồm các bài kiểm tra về trí nhớ, lý luận và xử lý thông tin. (Hình minh họa: Unsplash)

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sở thích của một cá nhân đối với hoạt động buổi tối hoặc buổi sáng – còn được gọi là kiểu thời gian của họ – có mối tương quan chặt chẽ với điểm kiểm tra của mỗi người. Đặc biệt là những người thức khuya luôn thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra nhận thức so với những người dậy sớm. Những kết quả này đúng sau khi tính đến các yếu tố sức khỏe và lối sống khác – như tuổi tác, giới tính, bệnh mãn tính, hút thuốc và uống rượu.

Tác giả chính của nghiên cứu, Raha West, từ Khoa Phẫu Thuật và Ung Thư tại Imperial College London, cho biết: “Những người trưởng thành năng động hơn vào buổi tối có xu hướng thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra nhận thức so với những người dậy sớm. Thay vì chỉ là sở thích cá nhân, những kiểu thời gian này có ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của con người.”

Những phát hiện này bổ sung vào các thử nghiệm trước đây cho thấy mối liên hệ giữa thành tích học tập cao ở những người dậy sớm và khả năng nhận thức cao hơn ở những người thức đêm. Tuy nhiên, những liên tưởng này không chứng minh chắc chắn rằng tất cả những ai yêu thích màn đêm đều thông minh hơn những người nghe được tiếng gà gáy buổi sáng.

West cho biết: “Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ai cũng đều có hiệu suất nhận thức kém hơn vào buổi sáng. Những phát hiện này phản ánh một xu hướng chung trong đó phần lớn nghiêng về khả năng nhận thức tốt hơn ở những người làm việc vào buổi tối.”

advertisement

Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những phát hiện của họ về thời gian ngủ nói chung và tác động của điều này đối với hiệu suất nhận thức.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Daqing Ma, giáo sư tại Khoa Phẫu Thuật và Ung Thư của Imperial, ông và các đồng nghiệp nhận thấy rằng thời gian ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng não và họ tin rằng việc chủ động quản lý các kiểu ngủ thật sự quan trọng để thúc đẩy và bảo vệ cách thức hoạt động của bộ não.

(theo Newsweek)

The post Ngủ sớm, dậy sớm kém thông minh hơn ‘cú đêm?’ appeared first on Saigon Nhỏ.

 

Show More
Back to top button