Đời SốngVietnam

Báo chí quốc tế “sốc” về bản án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan

Sau hai tuần xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án tử hình đối với nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan và nhiều án tù dài hạn cho hơn 80 người có liên quan.

Một số tờ báo quốc tế có tiếng đã tập trung đưa về phán quyết gây sốc này như một phần của chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư

Đài CNN hôm 12/4 có bài viết với tiêu đề “Án tử hình bà trùm trong vụ lừa đảo 12,5 tỷ USD nêu bật cuộc khủng hoảng tham nhũng ở Việt Nam,” cho rằng phiên toà là “… mt kết quả ấn tượng ca chiến dch chng tham nhũng mà lãnh đạo Đảng Cng sn cm quyn, Nguyn Phú Trng, đã cam kết dp tt trong nhiu năm.”

advertisement

Các nhà phân tích và nhà đầu tư nói cũng nói với tờ báo này rằng, hàng loạt vụ bê bối tham nhũng gần đây đã có tác động tiêu cực sâu sc mt cách đáng ngc nhiênđến hình ảnh của Việt Nam, vốn đã thu hút nhiều nhà sản xuất nước ngoài từ Trung Quốc trong những năm gần đây.

Một cố vấn tài sản của một công ty đầu tư hàng đầu thế giới có trụ sở ở Bangkok, người đã từ chối nêu tên do tính nhạy cảm xung quanh vấn đề, khẳng định “nhng tin tc gn đây đã làm lung lay nim tin ca nhà đầu tư” mặc dù Việt Nam có nền kinh tế phát triển tốt.

Trong khi đó, tờ Washington Post nói án tử hình đối với bà Lan là “mt din biến gây sc trong nlc chng tham nhũng gia tăng quc gia Đông Nam Á này.

Tạp chí Time có bài viết dẫn lời tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia cấp cao tại Viện ISEAS – Yusof Ishak (Singapore), cho rằng về lâu dài, nếu Việt Nam có thể làm sạch thị trường, loại bỏ các hoạt động kinh doanh độc hại và bất hợp pháp, điều đó sẽ tốt cho toàn bộ nền kinh tế và là điều mà các nhà đầu tư nên hoan nghênh.

Một giảng viên đã nghỉ hưu của Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội, người không muốn công khai danh tính vì lý do an ninh, nói với RFA rằng giống như các vụ án khác như Chuyến bay giải cứu và Việt Á, vụ án Vạn Thịnh Phạt cũng là một phần của cuộc tranh giành nội bộ giữa các quan chức cao cấp của chế độ.

Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đưa ra quyết định kinh doanh của mình ở Việt Nam, hoặc là mở rộng, hoặc là thu hẹp sau khi cuộc tranh giành ngã ngũ.

Trách nhiệm của quan chức

Dẫn thông tin từ toà, truyền thông nhà nước nói thực chất bà Trương Mỹ Lan là chủ SCB, có quyền điều hành cao nhất tại ngân hàng này. Bà bị cho là không chỉ chi phối về tài chính mà còn chi phối cả nhân sự của SCB. Dù không quản lý điều hành trực tiếp nhưng bị cáo Lan có vai trò cao nhất, có quyền quyết định toàn bộ tại SCB.

Tác giả Charlie Campbell của tờ Time viết rằng, việc bà Trương Mỹ Lan xây dựng một đế chế bất động sản rộng lớn ở đất nước theo chủ nghĩa Lênin, nơi tất cả đất đai chính thức thuộc về nhà nước là “không thxy ra nếu không có skết ni và bo vca gii thượng lưu.”

advertisement

Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales ở Úc được dẫn lời bày tỏ, Tôi không thtin rng bmáy đảng và thành phHChí Minh không có ti và không có liên quan.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A đồng ý với nhận định trên của giáo sư Carl Thayer. Ông nói:

Chc chn là đế chế ca Trương MLan được nhiu cán bcp cao bo tr, bo kê, bo v,  trước tiên là nhng người lãnh đạo thành phHChí Minh cái thi đấy, sut mười my năm đó, dt khoát là phi chu trách nhim. Cho mt vxy ra trong 12 năm tri trước bàn dân thiên hnhư thế, trách nhim qun lý ca ông ở đâu?”

Nạn nhân không được bồi thường

Trong vụ án, Vạn Thịnh Phát và các công ty liên kết bị cáo buộc phát hành trái phiếu trái phép để huy động tiền từ nhà đầu tư từ năm 2018 đến năm 2020.

Công ty của bà Lan đã thực hiện 25 đợt phát hành trái phiếu trị giá 1,24 tỷ USD, tất cả đều thông qua ủy quyền và bán cho người mua thông qua SCB.

Tờ South China Morning Post nói “phán quyết vẫn chưa giải quyết được tổn thất của khoảng 42.000 nạn nhân đã đầu tư tiền tiết kiệm cả đời vào các sản phẩm lừa đảo,” dù sẽ có một phiên tòa khác sẽ diễn ra để khắc phục hành vi gian lận trái phiếu, trong đó bà Lan sẽ phải đối mặt với cáo buộc bổ sung.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng việc toà án không đề cập đến hàng chục ngàn nhà đầu tư của Vạn Thịnh Phát là một thiếu sót về mặt công lý, vì họ là những người bị hại trong vụ án này.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng các nhà đầu tư này cũng có phần lỗi vì chỉ chạy theo lãi suất cao mà Vạn Thịnh Phát hứa mà không tìm hiểu kỹ càng doanh nghiệp này. 

Vị giảng viên giấu tên cũng cho rằng giống như trong vụ đại án Chuyến bay giải cứu hoặc Việt Á, trong vụ án Vạn Thịnh Phát, chế độ chỉ tập trung vào trừng phạt kẻ vi phạm và thu hồi tài sản mà lờ đi các nạn nhân trực tiếp.

Cho đến nay các vụ án trên đã giải quyết xong nhưng những nạn nhân trực tiếp bị thiệt hại vẫn chưa có thông tin nào cho thấy là họ đã được bồi thường thiệt hại.

 

Tin từ RFA Read More

Show More
Back to top button